6 nghi lễ trong phong tục cưới hỏi miền Nam mà các cặp đôi cần biết

Phong tục cưới hỏi 3 miền Bắc, Trung, Nam nói chung là khá giống nhau. Tuy nhiên vẫn có một vài sự khác nhau về hình thức, tên gọi và quan niệm. Vì thế mục đích chủ yếu của bài viết dưới đây là giúp các đôi uyên ương nắm chắc hơn về phong tục cưới hỏi miền Nam. Mời quý bạn đọc tìm hiểu những nét chính của phong tục cưới hỏi miền Nam sau đây cùng Thần Tình Yêu!
Giới thiệu về phong tục lễ cưới hỏi miền Nam truyền thống
Nghi lễ cưới hỏi miền Nam truyền thống chính là cái ” gốc rễ” quan trọng cho phong tục le cuoi hoi mien Nam ngày nay. Để tổ chức một trọn vẹn đám cưới cho cô dâu chú rể, thời “cha chú ta” phải thực hiện tới 6 nghi thức truyền thống:
1.      Lễ giáp lời: còn gọi là lễ dạm ngõ
2.      Thứ hai là lễ thông gia: là nghi thức gặp gỡ bàn bạc thân tình của các bậc ” phụ huynh”
3.      Ba là lễ cầu thân: nghi thức này đã được rút gọn lại hiện nay trong lễ ăn hỏi.
4.      Buổi lễ nói ( lễ ăn hỏi)
5.      Lễ cưới
6.      Nghi lễ phản bái.
Tuy nhiên, 6 phong tục cưới hỏi này không còn được lưu giữ trọn vẹn cho đến ngày nay. Để tổ chức một cách phù hợp với hoàn cảnh điều kiện của con người ngày nay, phong tục cưới hỏi miền Nam đã rút ngắn lại chỉ còn 4 nghi lễ chính đó là: lễ giáp lời, lễ nói, lễ cưới và lễ phản bái. Sau đây các đôi uyên ương cùng tìm hiểu sâu hơn về 4 nghi lễ ngày nhé.
Phong tục cưới hỏi miền Nam ngày nay
Ngày nay, thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển, con người chúng ta hướng tới sự nhanh chóng, gọn lẹ, tuy vậy việc tuân thủ các nghi lễ truyền thống vẫn được đặt cao hơn cả. Chính vì thế lễ cưới hỏi miền Nam ngày nay sẽ có 4 nghi lễ với nội dung như sau.
1. Lễ giáp lời ( dạm ngõ)
Đây là một nghi lễ diễn ra đầu tiên trước ngày tổ chức lễ nói. Buổi lễ rất quan trọng vì sẽ là lần gặp gõ chính thức đầu tiên của hai bên gia đình. Đây là nghi lễ được gộp chung cả từ hai nghi lễ thông gia và cầu thân. Nhà trai sẽ mang vật đính ước đến nhà gái để được nhà gái hứa gả.
Nó mang ý nghĩa như lần gặp mặt tiếp chuyện làm quen đầu tiên của cả hai gia đình và tạo cơ hội tiếp xúc với cô dâu chú rể. Và cũng là dịp để hai gia đình bàn bạc về lễ ăn hỏi sắp tới
Buổi lễ để lại những ấn tượng ban đầu rất quan trọng quyết định phần khá lớn đến mối quan hệ sau này. Trong buổi lễ sẽ có ông bà mai mối làm người trung gian để giới thiệu cô dâu và chú rể nếu như họ chưa biết nhau từ trước. Còn nếu đã làm quen và tìm hiểu nhau rồi thì sẽ không cần có ông bà mai mối nữa.


2. Nghi lễ ăn hỏi (lễ nói)
Nghi lễ này chủ yếu được tổ chức tại nhà của cô dâu và bảng tên được treo trên cổng hoa sẽ là ” lễ đính hôn” hay ” lễ đăng khoa”. Tại đây nhà trai sẽ phải thực hiện một số nghi thức đính hôn cho đôi bạn trẻ.
Trang phục chú rể thường mặc là áo dài khăn đóng cho nam hoặc áo vest nam. Cô dâu sẽ mặc áo dài nữ truyền thống để tôn lên nét đẹp truyền thống. Trong buổi lễ hai người đại diện cho hai họ nhà trai gái sẽ là người điều khiển buổi lễ. Nhà trai sẽ trao gửi tiền mừng, tráp lễ ăn hỏi và nữ trang cho nhà gái.
Nghi thức có thể nói là quan trọng nhất trong nghi lễ ăn hỏi đó là lễ lên đèn. Cặp đèn long phụng nhà trai đem đến sẽ được thắp lên. Theo quan niệm dân gian hình ảnh đó mang ý nghĩa quan trọng đối với hạnh phúc của đôi uyên ương sau này
3. Lễ cưới
Đây là nghi lễ quan trọng nhất trong tổ chức đám cưới. Đó là thời điểm nhà trai đón cô dâu về làm con một nhà. Nhà gái hôm đó sẽ diễn ra ” lễ vu quy”, đến giờ hoàng đạo nhà trai sẽ đem xe tới nhà gái rước dâu về nhà. Tại gia đình nhà trai khi đó sẽ bắt đầu tổ chức ” lễ tân hôn”.
Đêm trước ngày rước dâu, cô dâu sẽ thực hiện nghi lễ ” lạy xuất giá” tại nhà của mình. Nghi lễ này thể hiện lòng hiếu thảo của con gái với đấng sinh thành cao quý. Tại nghi lễ này cô dâu sẽ diện trên mình bộ áo dài truyền thống. Người con gái từ đây chính thức sẽ rời xa cha mẹ theo nhà chồng, xong vẫn không quên đi bổn phận làm con của mình.
Tại lễ tân hôn ở nhà trai, chú rể sẽ mặc vest cưới, cô dâu sẽ mặc đầm cưới và họ sẽ cùng nhau trao nhẫn cưới. Từ đây họ chính thức trở thành người vợ, người chồng của nhau trong dòng họ thân quyến. Tại đây cũng là nơi để anh em bạn bè chung vui với ngày trọng đại của đôi uyên ương.
4. Lễ phản bái
Phong tục cưới hỏi miền Nam ngày nay có lễ phản bái. Hay còn gọi là ” lễ giở cau trầu” và nó được diễn ra sau lễ cưới 3 ngày. Nhà trai và cô dâu chú rể  sẽ mang lễ (VD một cặp vịt) đến nhà gái để làm lễ. Nếu gia đình nhà trai ở quá xa thì nghi thức này sẽ gộp vào cùng lễ rước dâu.
Trên đây là một số thông tin kiến thức cơ bản mà Thần Tình Yêu muốn các cặp đôi trẻ hiểu hơn về phong tục cưới hỏi miền Nam của chúng ta. Nếu bạn muốn tham khảo thêm về các nghi lễ trên thì hãy tham khảo ngay bài viết sau nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ưu điểm của thanh chống đa năng Unistrut

Dịch vụ in lịch tết đẹp phong phú đa dạng tại Hà Nội